Ngày 17/7 (giờ địa phương - rạng sáng 18/7 giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).
Trân trọng giới thiệu tuyên bố như sau:
1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành 2 Đệ trình quốc gia: Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông (VNM‑N), Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C); đồng thời hợp tác cùng Ma-lai-xi-a xây dựng Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Trong Công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại Công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11/5/2009 của Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc).
2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các Đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS. Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp Đệ trình tại Khu vực Giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.
3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS. Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Anh Vũ Minh Hà (học viên quân sự tại Học viện Lục quân Brazil) chia sẻ trong thời gian học tập tại đây, các lưu học sinh Việt Nam được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và nhiều thành tựu nghiên cứu hiện đại.
Nhấn mạnh nhiệm vụ của học viên quân sự ở nước ngoài không chỉ là học tập mà còn cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, anh Hà cam kết không ngừng học tập để trở thành sĩ quan quân đội vừa hồng vừa chuyên, mang kiến thức được học tập ở Brazil về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chị Phạm Hồng Trang (Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil) cho biết, Brazil là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại châu Mỹ. Tới nay, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Brazil xếp thứ 2 ở khu vực châu Mỹ, chỉ sau Mỹ.
Vừa qua, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ và Thủ tướng đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước.
"Dĩ bất biến ứng vạn biến”
Khái quát lại tình hình trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh đến 3 đột phá chiến lược: Thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao. “Thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng thông báo năm nay quy mô GDP đạt 470 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 4.700 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo…
Khẳng định với bà con kiều bào về các hoạt động đối ngoại của chúng ta rất cân bằng, Thủ tướng cho hay, vừa qua khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, qua điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm có đánh giá quan hệ Việt Nam - Mỹ rất tuyệt vời.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới, nước ta đang quyết tâm thực hiện các giải pháp để đạt 2 mục tiêu trăm năm, tăng trưởng thời gian tới phải đạt 2 con số. Việt Nam đang tập trung làm một số dự án lớn mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái nhanh như: Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, 3 đường sắt kết nối với Trung Quốc... Đây là các dự án có tính chất biểu tượng. Để thực hiện những việc này đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, đột phá; tư duy đổi mới hơn nữa để bay cao; sáng tạo nhiều hơn nữa để vươn xa; hội nhập hơn nữa để phát triển, tiến lên. Vì vậy, Thủ tướng cũng yêu cầu hoạt động ngoại giao phải xa hơn, rộng hơn, đặt vấn đề lớn, hợp tác mạnh mẽ và phải thúc đẩy hội nhập phát triển.Lưu ý chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump sẽ có những thay đổi, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải thích ứng, "dĩ bất biến ứng vạn biến” để tạo lập môi trường hòa bình, hợp tác phát triển.
Với các nước Mỹ Latinh, trong đó có Brazil, Thủ tướng cho biết hai bên có nhiều điểm tương đồng và là thị trường rất tiềm năng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do.
Thủ tướng nhắc lại cơ duyên cách đây 112 năm, Bác Hồ khi đi tìm đường cứu nước đã dừng chân ở Rio de Janeiro, Brazil. Đây cũng là nền tảng cho quan hệ 2 nước.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong chuyến công tác lần này, lãnh đạo hai nước sẽ bàn bạc nâng tầm quan hệ, trong đó có việc thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại tự do cũng như thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Đây là một trong những việc được thúc đẩy sau chuyến thăm chính thức Brazil của Thủ tướng vào tháng 9 năm ngoái.
Mỗi kiều bào là một đại sứ
Khẳng định quan hệ Việt Nam – Brazil rất tốt, Thủ tướng mong bà con kiều bào tại đây sẽ là cầu nối đưa người nhà, người thân sang đây học tập, làm ăn, sinh sống.
“Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là tài sản của đất nước. Mỗi kiều bào là một đại sứ, là cầu nối quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil thực hiện tốt nhiệm vụ, gắn kết với bà con kiều bào, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, "tắt lửa tối đèn có nhau", bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong đó, Đại sứ quán cần sớm thúc đẩy hình thành Hội Người Việt Nam tại Brazil, xây dựng cộng đồng người Việt tại Brazil đoàn kết, phát triển, luôn hướng về quê hương, đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và đồng bào ta ở Brazil nói riêng, bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Báo cáo thêm với Thủ tướng, Đại sứ Bùi Văn Nghị cho biết, khu vực Nam Mỹ còn rất nhiều tiềm năng trên mọi lĩnh vực, trong đó có Suriname (quốc gia có diện tích nhỏ nhất thuộc Nam Mỹ, nói tiếng Hà Lan).
Vừa qua Đại sứ đã trình quốc thư ở Suriname và sang đó "nhìn chỗ nào cũng thấy có thể làm ra tiền" nhưng ít người sang. Đây là vùng đất rất phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam vì họ rất cần lao động.
Hiện có 700 - 800 người Nghệ An, Hà Tĩnh làm nghề đánh cá tại đây và đều đã phát triển rất nhanh thành các ông chủ. Đất nước này cũng rất cần vốn, dân số rất ít nên cần lao động, trong khi tài nguyên phong phú, sông ngòi nhiều. Suriname có tiềm năng về khai thác thủy hải sản rất lớn để xuất khẩu sang Hà Lan do được hưởng cơ chế thuế 0%.
Nước này cũng có rừng rất phong phú, nếu có thể đưa được người Việt và các doanh nghiệp sang để xuất khẩu gỗ đi châu Âu rất thuận lợi.
“Chúng tôi đã trao đổi với phía bạn, trước mắt có thể cung cấp 25 lao động sang thí điểm. Họ cũng hứa có thể đưa cả vợ con gia đình bố mẹ sang để yên tâm an cư lạc nghiệp”, Đại sứ cho hay.
" alt=""/>Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là tài sản của đất nước